• Thông tin về chúng tôi
Cryptoholic Việt Nam - Tin tức Crypto 24h - Mang kiến thức Crypto đến mọi nhà
Tham gia nhóm
  • Tin tức 24h
    • Tin thế giới
    • Tin trong nước
    • Tin tức thị trường
  • Tin tức Crypto
    • Tin tổng hợp
    • Tin tức Bitcoin
    • Tin tức Ethereum
    • Tin tức BNB Chain
    • Tin tức Altcoin
    • Tin tức công nghệ
    • Tin tức DeFi
    • Tin tức GameFi/NFT
    • Tin tức Metaverse
  • Tin nổi bậtHot
  • Kiến thức cần biết
    • Kiến thức cơ bản
    • Chủ đề chuyên sâu
  • Cryptoholic TV
  • Kiếm tiền Crypto
    • Airdrop
    • Chơi game
    • Tham gia DeFi
    • Trading
No Result
View All Result
  • Tin tức 24h
    • Tin thế giới
    • Tin trong nước
    • Tin tức thị trường
  • Tin tức Crypto
    • Tin tổng hợp
    • Tin tức Bitcoin
    • Tin tức Ethereum
    • Tin tức BNB Chain
    • Tin tức Altcoin
    • Tin tức công nghệ
    • Tin tức DeFi
    • Tin tức GameFi/NFT
    • Tin tức Metaverse
  • Tin nổi bậtHot
  • Kiến thức cần biết
    • Kiến thức cơ bản
    • Chủ đề chuyên sâu
  • Cryptoholic TV
  • Kiếm tiền Crypto
    • Airdrop
    • Chơi game
    • Tham gia DeFi
    • Trading
No Result
View All Result
Cryptoholic Việt Nam - Tin tức Crypto 24h - Mang kiến thức Crypto đến mọi nhà
Home Tin tức Các hệ coin

Ethereum là gì? Giới thiệu về Ethereum

29 Tháng Tư, 2022
in Các hệ coin, Hệ Ethereum, Kiến thức cần biết, Kiến thức cơ bản
73
SHARES
908
VIEWS
Chia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Twitter

Ethereum là gì?

Ethereum là một nền tảng blockchain mã nguồn mở, cho phép các hợp đồng thông mình (smart contract) và các ứng dụng phi tập trung (Dapp) hoạt động trên mạng của nó.

Ethereum được nhiều người biết đến với tiền điện tử gốc của nó là Ether hay còn gọi là ETH, hiện đang đứng thứ 2 về giá trị vốn hóa thị trường tiền điện tử, sau Bitcoin.

Lịch sử ngắn gọn về Ethereum

Năm 2013, một lập trình viên trẻ tuổi người Nga/Canada tên là Vitalik Buterin đã xuất bản whitepaper giới thiệu về Ethereum. Anh được coi là cha đẻ của Ethereum, và cùng với các nhà đồng sáng lập như Anthony Di Loria, Charles Hoskinson, Miha Alisie, Amir Chetrit, Joseph Lubin và Gavin Wood xây dựng và phát triển mạng lưới Ethereum.

Tháng 1 năm 2014, Ethereum được công bố rộng rãi.

Tháng 7 năm 2014, Ethereum tiến hành ICO, sử dụng Bitcoin để mua Ether.

Tháng 6 năm 2016, sự cố The DAO Hack đã khiến Ethereum bị chia tách ra thành Ethereum và Ethereum Classic.

Tháng 3 năm 2017 – một nhóm các công ty bao gồm Toyota, Samsung, Microsoft, Intel và JP Morgan thành lập Enterprise Ethereum Alliance, một tổ chức phi lợi nhuận được thiết kế để làm cho Ethereum phù hợp với các doanh nghiệp lớn.

lich-su-ngan-ve-Ethereum
Lịch sử ngắn gọn về Ethereum

Ethereum hoạt động như thế nào?

Giống như Bitcoin, mạng lưới Ethereum tồn tại trên rất nhiều máy tính trên thế giới, nhờ vào người dùng tham gia với tư cách là một “node”. Điều này làm cho mạng trở nên phi tập trung, và khó có thể bị phá hủy khi xảy ra những cuộc tấn công hay một máy tính gặp sự cố.

Về cơ bản, Ethereum là một hệ thống phi tập trung duy nhất chạy một máy tính được gọi là máy ảo Ethereum (EVM). Mỗi node chứa một bản sao của máy tính đó. Nghĩa là mọi tương tác cũng phải được xác minh để mọi người có thể cập nhật bản sao của mình.

Các tương tác mạng được coi là “transaction” và được lưu trữ trong các khối trên blockchain Ethereum. Các thợ đào xác thực các block này trước khi đưa chúng vào mạng và hoạt động như lịch sử giao dịch hoặc sổ cái kỹ thuật số.

Tất cả các giao dịch Ethereum đều hoàn toàn công khai. Những người thợ đào gửi các block đã hoàn thành tới phần còn lại của mạng, xác nhận sự thay đổi, và thêm các block vào bản sao sổ cái của mọi người. Các block đã xác nhận không thể bị giả mạo, đóng vai trò như một lịch sử hoàn hảo của tất cả các giao dịch mạng.

Mỗi giao dịch đi kèm với một khoản phí, được gọi là “Gas”. Phí Gas được trả cho thợ đào xác thực giao dịch, khuyến khích việc khai thác trong tương lai và đảm bảo an ninh mạng. Phí gas Ethereum có thể tăng cao do sự cạnh tranh giữa người dùng để giành quyền xác thực giao dịch trước, gây tắc nghẽn mạng.

ETH là token tiện ích và có nguồn cung không giới hạn. Ether liên tục đi vào lưu thông dưới dạng phần thưởng của người khai thác, và nó cũng sẽ có phần thưởng cho việc stake khi mạng chuyển sang bằng chứng cổ phần (PoS).

Tương tác với Ethereum yêu cầu tiền điện tử, được lưu trữ trong ví. Ví đó kết nối với DApps, hoạt động như một hộ chiếu cho hệ sinh thái Ethereum. Từ đó, bất kỳ ai cũng có thể mua vật phẩm, chơi trò chơi, cho vay tiền và các hoạt động khác.

Ethereum-hoat-dong-nhu-the-nao
Ether liên tục đi vào lưu thông dưới dạng phần thưởng của người khai thác, và nó cũng sẽ có phần thưởng cho việc stake khi mạng chuyển sang bằng chứng cổ phần (PoS).

Ethereum với Bitcoin

Ethereum thường được so sánh với Bitcoin. Mặc dù hai loại tiền điện tử có nhiều điểm tương đồng, nhưng chúng tồn tại một số điểm khác biệt quan trọng.

Trong khi Bitcoin được thành lập với tầm nhìn trở thành hệ thống thanh toán ngang hàng (Peer-to-Peer), thì Ethereum lại có tầm nhìn trở thành nền tảng giúp cho việc phát triển Dapps trở nên dễ dàng hơn.

Về mặt kỹ thuật, Bitcoin có số lượng nguồn cung giới hạn là 21 triệu BTC, trong khi nguồn cung của Ethereum là không giới hạn. Mặt khác, tốc độ giao dịch của Bitcoin chỉ đạt 7 TPS/giây và bằng 1/3 tốc độ giao dịch của Ethereum là 20-25 TPS/giây.

Ngoài ra, Bitcoin đầu tiên xuất hiện sau khi Satoshi Nakamoto khai thác khối block đầu tiên (Genesis Block) của blockchain Bitcoin. Trong khi đó, Ethereum xuất hiện thông qua hoạt động gọi vốn ICO sau khi pre-mine (đào trước) gần 72 triệu ETH.

Các bộ quy tắc triển khai mạng lưới token của Ethereum

Ethereum Request For Comment  (ERC) là bộ các quy tắc (tiêu chuẩn) cần thiết để triển khai mạng lưới token trong Ethereum. Chúng đã được sửa đổi, nhận xét và chấp nhận bởi cộng đồng thông qua Ethereum Improvement Proposal.

  • ERC-20: Là bộ danh sách các quy tắc, quy định chung cho việc phát hành những token trên Ethereum.
  • ERC-721: Bộ tiêu chuẩn dành cho việc phát hành NFTs – Non-Fungible Token trên Ethereum.
  • ERC-621: Token ERC-621 tương tự như token ERC-20 ngoại trừ chuẩn token ERC-621 cho phép sửa đổi sau này (ví dụ: mint và burn) tổng nguồn cung token.
  • ERC-777: Tiêu chuẩn cải thiện các vấn đề của ERC20 gặp phải, và nó đang được kỳ vọng sẽ soán ngôi của ERC20 bởi tính ưu việt của nó.
  • ERC-1155: Tiêu chuẩn dành cho nhiều loại token gồm Non-Fungible Token và Fungible Token. Đây là sự kết hợp giữa tiêu chuẩn ERC20 và ERC721

Các tổ chức quan trọng của Ethereum

Ethereum Foundation: Tổ chức phi lợi nhuận chịu trách nhiệm phát triển những tính năng của nền tảng Blockchain Ethereum. Được thành lập vào năm 2014 và đặt trụ sở hoạt động tại Thuỵ Sĩ.

Enterprise Ethereum Alliance: Tổ chức chịu trách nhiệm thúc đẩy, mở rộng việc sử dụng công nghệ chuỗi khối (Block) Ethereum cho tất cả các doanh nghiệp.

Consensys: Công ty có tầm quan trọng cao đối với Ethereum nói riêng và Crypto nói chung. Đây là nơi ươm mầm cho các dự án chạy trên nền tảng của Ethereum.

Hop-dong-thong-minh-va-cach-thuc-hoat-dong

Tương lai của Ethereum

Blockchain Ethereum đã chứng kiến sự gia tăng mạnh nhờ các dự án DeFi và NFT, và thu hút được ngày càng nhiều nhà phát triển đến Ethereum.

Tuy nhiên, để Ethereum trở thành nền tảng mà tất cả các ứng dụng phi tập trung được xây dựng trên đó, thì Ethereum phải giải quyết những khó khăn mà nó gặp phải, đặc biệt là cải thiện tốc độ giao dịch.

Một vài câu hỏi thường gặp

Mua Ethereum ở đâu?

Bạn có thể giao dịch mua/bán ETH tại:

  • Các sàn tập trung: Binance, Houbi, Coinbase, Okex,…
  • Sàn phi tập trung: Uniswap, Shushiswap, Pancakeswap,…

Làm thế nào để lưu trữ Ethereum (ETH)?

Bạn có thể lưu trữ ETH theo những cách dưới đây:

  • Sàn giao dịch: bạn có thể giao dịch và lưu trữ ETH tại các sàn giao dịch tập trung như Coinbase, Binance, Houbi,…
  • Ví nóng: Coinbase Wallet, Metamask Wallet, Trust Wallet,… là một trong những ứng dụng trên điện thoại cho phép nạp, rút ETH nói riêng và token ERC-20 nói chung nổi bật nhất.
  • Ví lạnh: Ledger Nano S, Trezor.

Nguồn: Tổng hợp.

Về chúng tôi

Cryptoholic

Cryptoholic – Invest crypto with you

Facebook https://facebook.com/groups/dautuicovn

Telegram https://t.me/cryptoholicvietnam

Telegram https://t.me/cryptoholicvn

Youtube https://youtube.com/c/CRYPTOHOLICVN

Cryptoholic
Tags: Ethereum
Share29Tweet18
Tham gia nhóm
pthaodang

pthaodang

Có thể bạn quan tâm

Chủ đề chuyên sâu

Tìm hiểu DeBank – dashboard DeFi tất cả trong một

21 Tháng Tám, 2023
Chủ đề chuyên sâu

Liệu Bitcoin Drivechains có phải là tương lai của mở rộng quy mô?

14 Tháng Tám, 2023
Chủ đề chuyên sâu

Tìm hiểu Friend.tech – ứng dụng mạng xã hội mới thu hút hàng triệu khối lượng giao dịch

13 Tháng Tám, 2023
Chủ đề chuyên sâu

Xây dựng trên Chromia: Tận dụng layer 0, 1 và 2 để đạt hiệu quả tối đa

9 Tháng Tám, 2023
Load More
Next Post

Sử dụng Twitter để follow tin tức hiệu quả - Bạn đã biết cách?

Tham gia nhóm

Bài viết mới nhất

Tether chọn ngân hàng tư nhân để xử lý chuyển đô la

30 Tháng Tám, 2023

Robinhood và Jump Trading chấm dứt quan hệ đối tác

30 Tháng Tám, 2023

MoonPay ra mắt nhánh đầu tư MoonPay Ventures

30 Tháng Tám, 2023

X nhận giấy phép chuyển tiền mới 

30 Tháng Tám, 2023

Tác giả nổi bật

  • Victor Phan
  • HG
  • Phương Anh
  • Lukas Nguyen
  • Thật Nguyễn

Mục lục

  1. Ethereum là gì?
  2. Lịch sử ngắn gọn về Ethereum
  3. Ethereum hoạt động như thế nào?
  4. Ethereum với Bitcoin
  5. Các bộ quy tắc triển khai mạng lưới token của Ethereum
  6. Các tổ chức quan trọng của Ethereum
  7. Tương lai của Ethereum
  8. Một vài câu hỏi thường gặp

Cryptoholic Việt Nam – Tin tức Crypto 24h – Mang kiến thức Crypto đến mọi nhà

CryptoholicVN là một trong những cổng thông tin về blockchain và tiền mã hóa lớn nhất Việt Nam, cung cấp những tin tức mới nhất, những bài viết phân tích cơ bản, chuyên sâu về các lĩnh vực liên quan đến blockchain và tiền mã hóa, đồng thời mang kiến thức cùng cái nhìn đa chiều về lĩnh vực tiền mã hóa cũng như những tiến bộ công nghệ blockchain đến với tất cả mọi người.

© 2018-2022 CryptoholicVN - Built with ❤️ in Vietnam.

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Tin tức 24h
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Tin tức thị trường
  • Tin tức Crypto
    • Tin tổng hợp
    • Tin tức Bitcoin
    • Tin tức Ethereum
    • Tin tức BNB Chain
    • Tin tức Altcoin
    • Tin tức công nghệ
    • Tin tức DeFi
    • Tin tức GameFi/NFT
    • Tin tức Metaverse
  • Tin nổi bật
  • Kiến thức cần biết
    • Kiến thức cơ bản
    • Chủ đề chuyên sâu
  • Cryptoholic TV
  • Kiếm tiền Crypto
    • Airdrop
    • Chơi game
    • Tham gia DeFi
    • Trading

© 2018-2022 CryptoholicVN - Built with ❤️ in Vietnam.