Vào ngày 6 tháng 11 năm 2022, Changpeng Zhao, Giám đốc điều hành của sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới Binance, cho biết công ty của ông sẽ chuyển sang thanh lý các khoản nắm giữ FTT, token gốc của sàn giao dịch đối thủ FTX. Thông báo này đã kích hoạt một đợt bán tháo FTT, hạ bệ sàn giao dịch tiền điện tử thuộc top 5. FTX đã trải qua một đợt bank run, với số tiền 5 tỷ đô la bị khách hàng ồ ạt rút trong một ngày và không có thanh khoản để trang trải.
Sau cuộc khủng hoảng của FTX, báo cáo đã tiết lộ về việc FTX và quỹ đầu cơ Alameda của CEO Sam Bankman-Fried đã sử dụng FTT làm tài sản thế chấp.
Token sàn là gì?
Token sàn là một token có nguồn gốc từ sàn giao dịch tiền điện tử và được tạo bởi công ty điều hành sàn giao dịch, thường được đóng khung là “token tiện ích” vì nó được sử dụng trên sàn giao dịch. Các ví dụ nổi tiếng nhất về token sàn là BNB của Binance (token sàn lớn nhất theo vốn hóa thị trường) và FTT của FTX. Các sàn giao dịch tập trung hàng đầu khác có token của riêng họ bao gồm KuCoin (KCS), Bitfinex (LEO), Crypto.com (CRO), OKX (OKB) và Huobi Global (HT).
Token sàn được sử dụng như thế nào?
Các sàn giao dịch tiền điện tử ra mắt token vì nhiều lý do khác nhau, bao gồm như động cơ
- khuyến khích khách hàng stake token,
- trả phí giao dịch,
- huy động vốn và thanh khoản và trong các trường hợp sàn được quản trị bởi DAO, đóng vai trò là token quản trị.
Với trường hợp của Binance, bên cạnh việc trả phí giao dịch trên BNB Chain (tương tự như gas trên Ethereum), BNB cũng hoạt động như một token quản trị. Việc nắm giữ BNB mang lại cho các nhà đầu tư quyền “làm cho tiếng nói của bạn được lắng nghe” và cần thiết để tham gia vào quản trị chuỗi phân quyền của BNB Chain.
Còn tại KuCoin, “Chủ sở hữu token KuCoin được giảm phí giao dịch và các chi phí liên quan khác tại KuCoin”. Như KuCoin giải thích, phần trăm chiết khấu mà nhà đầu tư có thể nhận được được tính dựa trên số lượng token KCS mà họ nắm giữ. Ngoài ra, chủ sở hữu KCS có thể sử dụng token của sàn để thanh toán phí giao dịch.
CRO của Crypto.com “cho phép người dùng truy cập vào các phần thưởng và chiết khấu đặc biệt được cung cấp thông qua sản phẩm thẻ tín dụng hàng đầu của mình, phần thưởng cho vay cao hơn…”
Những rủi ro với token sàn là gì?
Rủi ro liên quan đến token sàn tiền điện tử lúc đầu có thể không rõ ràng. Nhưng trong trường hợp FTX – một công ty có tác động mạnh mẽ đến ngành công nghiệp tiền điện tử toàn cầu, đầu tư vào token FTT có thể tốt, cho đến khi chúng ta thấy được sàn giao dịch tiền điện tử đối thủ của FTX nắm giữ bao nhiêu FTT.
Binance đã nắm giữ một số lượng lớn token FTT (23 triệu, trị giá khoảng 529 triệu đô la). Binance nắm giữ tất cả số FTT đó vì là nhà đầu tư sớm vào FTX vào năm 2019 và khi FTX rút tiền từ cổ phần của Binance vào tháng 7 năm 2021, FTX đã thanh toán cho Binance bằng FTT. Khi Binance thông báo họ sẽ thanh lý toàn bộ vị thế của mình và trong bối cảnh khủng hoảng thanh khoản tiếp theo, giá trị của FTT đã giảm 85,6%.
Một rủi ro khác khi đầu tư vào token sàn là rủi ro đối tác. Trong tiền điện tử, rủi ro đối tác chủ yếu liên quan đến stablecoin và tuyên bố của nhà phát hành về tài sản trong thế giới thực nhằm bảo chứng cho đồng tiền. Token sàn mang rủi ro tương tự, vậy những gì bảo chứng cho chúng?
Liệu sàn giao dịch có thanh khoản cần thiết để hỗ trợ token của mình hay không, được bảo chứng bởi bất kỳ loại dự trữ nào mà nó có thể khai thác nếu thanh khoản cạn kiệt đột ngột (như trường hợp FTX) không?
Bởi vì các nhà đầu tư có thể cần phải trao đổi BTC hoặc ETH để nhận các token sàn này, nếu giá trị hoặc giá của token đó giảm xuống, thì không có cách nào để lấy lại BTC hoặc ETH đã trao đổi.
Nguồn: Decrypt
Về chúng tôi

Cryptoholic – Invest crypto with you
